Trong thời gian ngắn, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận đến 13 trường hợp bị rắn cắn (Ảnh: B.V).
Ngoài ra, có 10 trường hợp do các loài rắn khác cắn. Theo Bác sĩ Nguyễn Thành Đô, khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, điều khiến các bác sĩ lo lắng là vùng địa phương nơi ở của các bệnh nhân này trước đây đều chưa ghi nhận các trường hợp bị rắn lục núi cắn.
Điều này cho thấy vùng xuất hiện của các loại rắn đang có sự thay đổi. Nguyên nhân là do vào mùa mưa bão lượng nước dâng cao, các loài rắn thường di chuyển nhiều hơn để tìm kiếm nơi cư trú mới hoặc tìm nguồn thức ăn.
Mưa lớn và lũ lụt có thể làm mất đi môi trường sống tự nhiên của chúng, khiến chúng phải tìm đến các khu vực gần gũi với con người hơn, chẳng hạn như khu vườn, nhà ở, hoặc các vùng đất đã bị ngập lụt.
Bên cạnh đó, những đợt mưa lớn cũng có thể tạo ra môi trường ẩm ướt, lý tưởng cho sự phát triển của các loài côn trùng, nguồn thức ăn ưa thích của rắn. Chính vì vậy, nguy cơ bị rắn cắn, đặc biệt là các loại rắn độc cắn đang tăng cao trong mùa mưa bão.
Tương tự, thời gian vừa qua, Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp người bệnh bị rết cắn. Các bệnh nhân hầu như nhập viện trong tình trạng vết cắn đau nhức, sưng nề, kèm đau đầu buồn nôn.
Có người bị rết chui vào trong ủng cắn khi đang làm vườn. Thậm chí có bệnh nhân đang ở trong nhà thu dọn đồ đạc ở góc nhà thì một con rết bất ngờ xuất hiện trong đống đồ và cắn vào tay.
Theo BSCKI Mai Giang Nam, Trưởng Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc, rết là loài vật khá hung dữ và dễ tấn công con người khi chúng ta vô tình chạm phải.
Nếu không may bị rết cắn nhẹ thì có thể gây dị ứng da, sưng, nóng, đỏ đau tại vết đốt. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp có tiền sử dị ứng với côn trùng đốt thì có thể gây ra chóng mặt, ù tai, sốt và số ít có thể có tình trạng sốc phản vệ.
Tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnhsau mưa lũ và ngập lụt
Trong và sau mưa lũ và ngập lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Hơn nữa, mưa lũ và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển và gây bệnh cho con người.
Bên cạnh gia tăng số người bị rắn, rết cắn, sau bão lũ, người dân cũng dễ mắc các bệnh về da (nấm chân tay, ghẻ lở, mụn nhọt, hắc lào..), tiêu hóa, hô hấp, sốt xuất huyết…
Tại Bệnh viện Da liễu trung ương, tỷ lệ bệnh nhân đến khám tăng lên tương đối, tăng lên so với mùa khô khoảng 30%. Các bệnh thường gặp như nhiễm nấm da, viêm da tiếp xúc, nhiễm khuẩn da do virus, ghẻ…
Theo báo cáo trước đó của Sở Y tế Hà Nội, trong khu vực ngập lụt có 508 bệnh nhân mắc bệnh về da, 42 ca mắc bệnh tiêu hóa, 117 trường hợp mắc bệnh về mắt, 1 ca mắc sốt xuất huyết.
Bộ Y tế đề nghị các cơ quan, đơn vị và người dân chủ động, tham gia thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh, dịch trong mưa lũ và ngập lụt. Nguyên tắc là thực hiện các biện pháp dự phòng chủ động để đảm bảo an toàn trước mùa mưa và khi xảy ra mưa lũ, ngập lụt.
Trong đó, người dân lưu ý:
- Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi.
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.
-Tiêu diệt lăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng
- Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày.
- Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế
- Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.
" alt=""/>Liên tiếp nhiều người bị rắn cắn sau bão lũTình trạng răng ban đầu của N.A được đánh giá là khấp khểnh mức độ nặng.
Phần mềm SmileStream đánh giá mặt ngoài của N.A cân đối. Xét về phương diện thẩm mỹ nụ cười, ngách hành lang má rộng làm cho nụ cười bị tối, cung cười cao. Mặt nghiêng có môi dưới lùi sau đường thẩm mỹ.
Đối với tình trạng tổng quát trong khoang miệng, cung răng hai hàm của K.N.A hẹp, đường giữa hàm dưới lệch phải 1mm, độ cắn chìa lớn 10mm, độ cắn phủ lớn 50%. Quan sát bên ngoài cũng dễ dàng nhận thấy tình trạng cắn chéo ở răng 22.
Đối với khớp cắn bên phải: răng nanh hạng II (3mm), răng 6 hạng II (1mm); khớp cắn bên trái: răng nanh hạng II (2mm), răng 6 hạng II (1mm). Đánh giá về mức độ chen chúc trên răng, cung răng hàm trên 11.5mm, cung răng hàm dưới 5mm.
Dựa trên phim chụp X-quang, xét trên phim toàn cảnh Panorama không phát hiện bất thường. Tuy nhiên, dựa trên phim chụp đo đầu Cephalometric, K.N.A được xác định gặp phải các vấn đề như: xương hàm trên nhô (góc SNA lớn), xương hàm dưới nhô (góc SNB lớn), tương quan xương hạng II, trục răng cửa hai hàm ngả, mô trên lùi sau đường thẩm mỹ E 1mm, môi dưới lùi sau đường thẩm mỹ E 2.8mm.
Một trong những yếu tố đánh giá bước độ phá của công nghệ X-Matrix đó chính là hỗ trợ bác sĩ đánh giá chi tiết tình trạng răng ban đầu của khách hàng, xác định chính xác độ nghiêng, ngả, cụp của răng, từ đó cá nhân hóa mắc cài, lựa chọn dây cung phù hợp. Đây cũng là yếu tố mà các công nghệ truyền thống chưa khai thác được.
Xem thêm: Tham khảo giá niềng răng hô chi tiết tại nha khoa Lạc Việt Intech
Xây dựng kế hoạch điều trị chi tiết, kết quả tối ưu
Dựa trên những tình trạng ban đầu được phân tích qua phần mềm SmileStream, mong muốn của bệnh nhân, mục tiêu cần đạt được khi kết thúc quá trình niềng răng là dàn đều cung răng hai hàm, cải thiện hoàn toàn cắn chéo răng 22, nong rộng cung răng hai hàm để cải thiện nụ cười thẩm mỹ. Ngoài ra, phác đồ điều trị chỉnh thẳng đường giữa hai hàm, đưa khớp cắn răng nanh và răng cối về khớp cắn hạng I, giảm độ cắn phủ và cắn chìa.
Công nghệ X-Matrix là công cụ hỗ trợ đắc lực cho nha sĩ khi lên kế hoạch điều trị cho bệnh nhân. Đối với trường hợp của K.N.A, kế hoạch điều trị được đưa ra là nhổ răng 14, 24 (hai răng hàm nhỏ thứ nhất hàm trên), gắn mắc cài toàn bộ hai hàm, neo chặn trung bình (không cần sử dụng minivis). Thời gian điều trị dự kiến 2 năm (dao động 6 tháng)
Sau khi đưa ra mục tiêu và kế hoạch điều trị, bác sĩ tiến hành mô phỏng kết quả dịch chuyển răng trên phần mềm Autolign và mô phỏng mặt nghiêng trên phần mềm Webceph. Bệnh nhân được hẹn đến nha khoa để được bác sĩ trao đổi một cách kỹ lưỡng.
Sau khi lắng nghe bác sĩ giải thích các vấn đề, chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị chi tiết, bệnh nhân đã đồng ý với phác đồ điều trị của bác sĩ và được tiến hành nhổ răng, gắn mắc cài.
Mắc cài mà bệnh nhân lựa chọn là dòng niềng răng mắc cài kim loại tự buộc AO.
Sau 1,5 năm điều trị theo kế hoạch được phân tích dữ liệu bởi công nghệ X-Matrix, K.N.A đã có sự thay đổi toàn diện. Cụ thể, cung răng hai hàm đã được dàn đều và nong rộng, khắc phục hoàn toàn cắn chéo răng 2, độ cắn chìa giảm còn 3mm. Ngoài ra, đường giữa hai hàm đã thẳng, thẩm mỹ nụ cười cũng được cải thiện đáng kể.
K.N.A đang trong giai đoạn cuối cùng của quá trình đóng khoảng. Sau khi khoảng được đóng hết, bác sĩ sẽ chuyển sang giai đoạn sau cùng là giai đoạn tinh chỉnh và kết thúc. Ở giai đoạn này, các vấn đề còn lại như cắn sâu, lồng múi răng sau sẽ được giải quyết trước khi tháo mắc cài.
Hiện tại công nghệ XMatrix được phát triển bởi đội ngũ bác sĩ tại hệ thống nha khoa Lạc Việt, áp dụng cho các bệnh nhân niềng răng, cho phép xem trước kết quả điều trị và đánh giá tình trạng răng miễn phí.
Tìm hiểu thêm về XMatrix tại đây.
" alt=""/>Chen chúc, khớp cắn chéo được điều trị nhờ cá nhân hóa mắc càiTrước hết, nẻ môi chính xác là gì?
Nẻ môi, còn gọi là viêm môi, có thể do nhiều tác nhân, Erum Ilyas, bác sĩ da liễu ở Pennsylvania nói. "Khi nói đến “nẻ môi”, hầu hết mọi người đều nghĩ đến viêm môi. Đây là tình trạng môi nứt nẻ do quá khô".
Da trên môi là một trong những vùng nhạy cảm nhất trên cơ thể và tiếp xúc nhiều nhất với môi trường. Môi không có mật độ các tuyến nhờn như da bình thường và luôn tiếp xúc với các yếu tố môi trường như liếm môi, mỹ phẩm và thời tiết lạnh. "Tất cả những yếu tố này có thể làm khô hàng rào bảo vệ da, dẫn đến kích ứng, viêm và bong tróc.
Những nguyên nhân chính gây nẻ môi
Khi thời tiết lạnh và khô, lớp da mỏng trên môi có xu hướng khô nhanh hơn các vùng khác. Điều này có thể làm cho đôi môi trông nứt nẻ, bong vảy, và thô ráp ở một số chỗ, có thể thực sự không thoải mái, BS. Ilyas giải thích. Nhưng thời tiết không phải lúc nào cũng là nguyên nhân khiến môi khô nứt nẻ. Khi có kích thích từ một sản phẩm hoặc dị ứng, được gọi là viêm môi tiếp xúc, môi cũng có thể bị viêm. Những phản ứng dị ứng này thường do các sắc tố trong son môi, nước hoa và hương liệu trong thực phẩm. Bạn có thể làm test miếng dán tại cơ sở da liễu để xem đó có phải là nguyên nhân hay không.
Nhưng kích ứng cũng có thể đến từ các sản phẩm chăm sóc da hàng ngày. "Tôi thấy rằng khi bệnh nhân sử dụng các sản phẩm trị mụn, họ thường vô tình để dính lên môi", BS. Ilyas nói. "Những sản phẩm này được thiết kế để tẩy tế bào chết của da nhằm cải thiện mụn. Nếu chúng dính lên môi, môi sẽ bị khô và nứt". Hãy thoa mỡ dầu mỏ trắng hoặc sáp môi trước khi bôi các sản phẩm có công thức chứa axit salicylic. Sáp môi có công dụng như một hàng rào bảo vệ trên môi để tránh kích ứng".
Và nếu bạn có tiền sử tổn thương do ánh nắng, môi cũng có thể hấp thụ nhiệt. Ở người lớn bị nhiều tổn thương do ánh nắng qua nhiều năm, không có gì lạ khi bệnh nhân lo ngại về “nẻ môi”, có thể ở một chỗ hoặc theo toàn bộ môi dưới quanh năm.
Không may là điều này có thể là dấu hiệu của những thay đổi tiền ung thư đối với môi, được gọi là viêm môi quang hóa, vì vậy bạn sẽ muốn được kiểm tra bởi một bác sĩ. Điều này rất quan trọng để xem xét khi chúng ta cần điều trị những tổn thương nền để cải thiện kết cấu và vẻ ngoài của làn môi. Cách điều trị phổ biến là liệu pháp lạnh, thuốc hóa trị tại chỗ, hoặc liệu pháp quang động.
Làm thế nào để ngăn ngừa môi nứt nẻ?
Trong những trường hợp nhẹ, da môi có thể tự sửa chữa. Tuy nhiên, trong trường hợp kích ứng đáng kể, môi có thể cần sự giúp đỡ bên ngoài để sửa chữa hàng rào da bị hư hỏng. Một nguyên tắc chung là giữ cho môi luôn ẩm trong suốt cả ngày để tránh khô ngay từ đầu. Thường xuyên thoa son dưỡng có chứa các thành phần các chất khóa ẩm, như lanolin trong Aquaphor, mỡ petrolatum trắng trong Vaseline, hoặc đơn giản là sáp ong, sẽ giúp bảo vệ da môi và làm cho chúng hiệu quả hơn.
Cách dễ nhất để kết hợp dưỡng ẩm thêm là tạo thói quen luôn thoa kem dưỡng môi trước khi đi ngủ để sửa chữa đôi môi qua đêm. Bạn cũng có thể thêm máy phun ẩm vào thói quen đi ngủ để phục hồi độ ẩm cho không khí. Điều này cũng sẽ giúp những người có xu hướng thở qua miệng vào ban đêm. Những người này cũng dễ bị nẻ môi hơn.
Bạn cũng nên sử dụng một công thức điều trị với kem chống nắng, như EltaMD UV Lip Balm Broad Spectrum SPF 31, ngay cả vào mùa đông. Điều quan trọng là sử dụng SPF bổ sung nếu da bị viêm và bạn nghĩ rằng bạn có thể bị phơi nắng nhiều. Nếu da môi khô, nứt nẻ bị ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời, chúng có thể dễ dàng bị bỏng nắng và có thể gây phồng rộp. Nếu môi bị khô, những nốt phồng rộp hoặc loét sẽ dễ lan rộng trên nền môi khô nứt nẻ.
Thường xuyên tẩy tế bào chết có thể giúp giảm bong vảy ở môi, nhưng đừng lạm dụng. Nếu nhìn thấy môi bong vảy, điều đầu tiên nên làm là cung cấp cho da những gì nó cần, đó là nước. Sau khi dưỡng ẩm môi, nếu vẫn còn vảy, bạn có thể tẩy tế bào chết nhẹ nhàng."
Chỉ cần chắc chắn sau khi tẩy da chết hãy thoa sáp dưỡng môi hoặc chất giữ ẩm tương tự có thành phần dưỡng, như dầu hạnh nhân hoặc vitamin E, cả hai đều được biết đến với đặc tính liền vết thương, chống viêm và giữ ẩm. Da thô còn lại sẽ cần được bảo vệ để giúp da môi liền.
Cẩm Tú
Theo Allure
" alt=""/>Làm thế nào để có làn môi mềm mại trong suốt mùa đông?